Làm thủ tục hoàn công và những quy định nên nắm rõ
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Nhà tôi nằm trong khu dự án, được quy hoạch xây dựng theo quy định: 1 trệt, 2 lầu + tầng áp mái của mái ngói. Tôi đã mời đơn vị thiết kế vẽ chi tiết và bản vẽ cũng đã được chủ đầu tư khu dự án duyệt nhà được xây 4 lầu.
Nhà đã được xây dựng xong từ năm 2010 và bây giờ tôi làm thủ tục hoàn công để được cấp sổ hồng, hồ sơ nộp tại quận. Tuy nhiên, quận kiểm tra và không chấp thuận làm thủ tục hoàn công vì cho rằng nhà tôi xây dựng không đúng thiết kế ban đầu của khu dự án, cụ thể là: tầng áp mái ngói không được đổ sàn bêtông mà phải làm sàn giả.
Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này thì hoàn công thế nào, khi đơn vị thi công (nhà thầu) và cả chủ đầu tư của toàn bộ dự án đều chấp thuận bản vẽ nhà hiện tại. Nhà tôi xây không lấn chiếm gì cả.
Son Nguyen Thanh (ngthson@…)
Trả lời:
Việc bạn mời đơn vị thiết kế vẽ chi tiết và bản vẽ đã được chủ đầu tư khu dự án duyệt nhà được xây 4 lầu là đã sai nội dung trong giấy phép (vì nhà của bạn chỉ được xây 1 trệt và 2 lầu + tầng áp mái của mái ngói). Nên việc chủ đầu tư khu dự án duyệt nhà được xây 4 lầu là không có giá trị về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, điều 3 nghị định 23/2009/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm kể từ ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng). quá thời hạn trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục quy định tại khoản 3, điều 4 của nghị định trên. Theo đó, các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính. buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm.
b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
c. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.
Như vậy bạn căn cứ vào thời điểm chính thức căn nhà được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng là vào thời gian nào để xác định xem có còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hay không. Nếu không còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bạn không phải đóng phạt nhưng vẫn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là tháo dỡ phần công trình vi phạm thì bạn mới được làm thủ tục hoàn công để được cấp sổ hồng đối với căn nhà đó.
Còn nếu vẫn chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bạn sẽ bị xử phạt theo điều 11 nghị định 23/2009/NĐ-CP. Theo đó, xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng như sau:
1. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn.
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.
c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông
thôn và đô thị.
Leave a Reply